THIÊN DIỆN BẤT TÚC ĐANG ĐỘNG

của Vũ Hồng Phong

Thực tập lý luận về Lý tính của hào trong Chính quái Sống động.

Hôm nọ tôi cùng vài bạn tại nhà ông Thầy cùng suy luận nhau về dịch tượng Lôi Sơn Tiểu Quá.

Một bạn nhỏ tuổi hơn hết trong tất trong tất cả các bạn đưa ra một Sự lý  Tiêu biểu là con sâu (một con vật nho nhỏ như cọng bún sống dưới đất).

Con sâu tương đối hữu lý với quái nghĩa Tiểu Quá:

Tiểu Quá: quá nhỏ (so với con rắn, con lươn), thiểu lý, phận mọn, phiền nhiễu. cũng là quá nhỏ mức thông thường. Chỉ có thể làm việc nhỏ, hèn mọn, nhỏ nhặt, tối thiểu, thiếu cường lực. Trái ngược với quái nghĩa Đại Quá.

Thượng hạ truân chuyên chi tượng: Trên dưới gian nan vất vả, buồn thảm,…

Tiểu Quá động:

– Hào sơ biến thành Tiểu Quá – Phong

– Hào tam biến thành Tiểu Quá – Dự

– Hào ngũ biến thành Tiểu Quá – Hàm

Phong: Kết Tụ Dự: Dự Phòng Hàm: Tiếp Thụ
Phong giả, thịnh đại dã – lớn, hòa đồng, đồng hóa, mặt trời đúng ngọ, mặt trăng rằm, được mùa, nhiều người góp sức, nhem nhúm. Chí đồng đạo hợp chi tượng – tượng cùng đồng tâm hiệp lực Dự giả, duyệt dã – vui đẹp, dự phòng, vui động, vui thuận, đề phòng, chuẩn bị, sẵn sàng trước, dự bị. Thượng hạ duyệt dịch chi tượng Hàm giả, cảm dã – cảm xúc, cảm mến, cảm nghĩ, nghĩ tưởng đến, đoái hoài tới, động tình, cảm ứng, thọ nhận, giao cảm nhau. Nam nữ giao cảm chi tượng.

với quái nghĩa Tiểu Quá, Phạm vi này là con trùng vậy Tiểu Quá–Phong, Tiểu Quá–Dự, Tiểu Quá–Hàm, là con trùng sẽ ra sao, hình vóc thế nào?

Xuyên qua cái Lý của quái Biến, kèm theo Tính lý, cương vị, thứ bậc của Động hào, ông bạn nhỏ tuổi tôi chỉ hiểu được Sự lý Sống động của 2 con sâu:

Tiểu Quá – Phong (động Hào sơ) –  con sâu mập mạp.

Tiểu Quá – Dự (động hào tam ) –  con sâu ngo – ngoe.

Còn lại Tiểu Quá  –  Hàm ( động hào ngũ) giả sử hôm ấy không phải bài luận mà là sự sống động thực sự, chắc ông bạn tôi phải ra sau vườn để ra coi xem con sâu ấy ra sao!

Thì cũng may, khi đem ra bàn luận thì anh em đã nảy ra một tia sáng: Tiểu Quá  –  Hàm (động hào ngũ) là con trùng Mới Tượng hình.

Vì ngũ, Tiểu Quá là Quá Nhỏ – nhỏ hơn sơ hoặc tam Tiểu Quá.

Quá nhỏ vì vừa Thụ Cảm (Hàm) khí âm dương của trời đất mà Mới Hóa thành (mới tượng hình) đó thôi .

Chú ý: Mỗi quái đều có 01 hào đặc biệt, như quái nghĩa Tiểu Quá này thì các bạn đã rõ hào thứ năm mới thật là Tiểu Quá, nhưng ở quái nghĩa khác thì lại Tùy theo quái nghĩa khác mà sẽ không phải là hào thứ năm nữa.

Các bạn hãy cố gắng tìm Hào đặc biệt trong mỗi quái nghĩa, xem sao? Khi rõ được thì Lý luận mới vững, mới phù hợp được qua trên mọi Tình lý, Lý tính, Cá tính của sự việc, lúc bạn cần dùng. Hơn nữa còn tùy ở thời đại, dân trí, tộc tính, địa phương ,v.v…