BÀI TẬP HỘI LÝ QUÁI NGHĨA
và Sử Dụng quái nghĩa BIẾN THÔNG II.
Năm Bính Ngọ | 7 |
Tháng 2 | 2 |
Ngày 8 | 8 |
17 – (8×2) | |
giờ Ngọ | 7 |
24 – (8×3) | |
– (6×4) |
LUẬT TẠO HÓA HIỂN LỘ BÁO TIN
CHÁNH QUÁI | BIẾN QUÁI |
BĨ (6) Gián Cách |
TỤY Trưng Tập |
PHẠM VI XẢY RA MẪU CHUYỆN: ĐỊNH SỐ TRONG ƯỚC SỐ
Tôi đưa cho em tôi một tờ giấy 200 đồng để nhờ mua dùm một cây xà bông (savon) và 3 trứng vịt.
Một lúc, em tôi mang các món đồ về vừa mới mua xong, đến trước mặt tôi. Nó nói:
Em đố anh chớ cây xà bông này giá bao nhiêu?
Suy tính một lúc tôi trả lời: cây xà bông giá 37 đồng
PHÂN TÍCH – CÁCH GIẢI QUYẾT
a/ Phạm vi 200 đồng bạc
– Thời giá của “đồng bạc” trên thị trường.
– Thời giá của 2 món đồ trên thị trường.
So sánh thời giá của 2 món đồ với thời giá của đồng bạc, chúng ta thấy: thời giá của 2 món đồ không thể cao (mắc, đắt) bằng 200 đồng.
Do đó đem quái nghĩa GIÁN CÁCH – TRƯNG TẬP dán vào Phạm vi một tờ giấy đồng bạc 200 chúng ta thấy.
Cần phải Gián cách trị số 200 ra, cho đến khi nào trị số đó đã có thể vừa chừng với thời giá của 2 món đồ kể trên thì thôi. Chúng ta có:
Gián Cách:
200 còn 100
100 còn 50
Chú ý: Quái nghĩa khác không làm như trên được.
b/ Phạm vi 50 đồng bạc
Áp dụng Quái Nghĩa và Động Hào
Gián cách trị số 50. 50 là một toàn số của hết thảy 6 hào, là giá tiền của trứng vịt với xà bông.
50/6 = 8 (trị số của một hào) còn dư 2.
Chia số dư 2 cho Thượng và Hạ quái thì mỗi quái có số thừa là 1.
“Trưng Tập” lại, trị số của mỗi hào với số lý thứ tự của Hào động (động Hào Lục) trong toàn quái là tổng số tiền 2 món đồ.
(6 x 8) + 1 = 49 đồng.
I/ ÂM PHÁP LUẬN (Phép luận gián tiếp trả lời câu hỏi)
PHẠM VI ÂM DƯƠNG 2 MÓN ĐỒ
So sánh quái nghĩa Gián Cách – Trưng Tập với
– Một cây xà bông
– 3 trứng vịt
Chúng Ta thấy: 3 trứng vịt thích hợp với quái nghĩa Trưng Tập.
Vậy ta trở lại với trị số 8 của hào động thứ 6 để tìm giá trị tiền của một trứng vịt.
8 gián cách còn 4
“Trưng Tập”, trị số 4 với số lượng là 3 trứng vịt:
4 x 3 = 12 đồng
Lại theo quái nghĩa GIÁN CÁCH – TRƯNG TẬP ta có tiền một cây xà bông là:
49 – 12 = 37 (thật ra là 36 đồng lẻ….)
II/ DƯƠNG PHÁP LUẬN (Phép luận trực tiếp trả lời câu hỏi)
PHẠM VI ÂM DƯƠNG 2 MÓN ĐỒ
Gián cách trị số 200 trong phạm vi 6 hào: 200/6 = 33 thừa 2
thừa 2 trong đó 1 của Thượng quái, 1 của Hạ quái
Lấy 33 của Thượng quái chia 6 Hào: 33/6 = 5 dư 3 (của Thượng quái)
“Trưng Tập” các trị số là tiền một cây xà bông
33 + (3 + 1) = 37 đồng
Kết luận:
Mỗi quái nghĩa đều có 2 lối đi Đồng – Dị
Như bài ví dụ trên theo phép tính thuộc phần Âm thì quái nghĩa bảo: GIÁN CÁCH CÁI TRƯNG TẬP tức là để cây xà bông sang một bên mà tìm tiền một trứng vịt.
Còn theo phép tính thuộc phần DƯƠNG thì quái nghĩa bảo: GIÁN CÁCH CÁI TRƯNG TẬP tức là để 3 trứng vịt sang một bên để tìm nguyên cây xà bông.