VI. LỜI TRI ÂN
VIỆT DỊCH CHÁNH TÔNG ra đời là đánh dấu một bước tiến của KỶ NGUYÊN DỊCH LÝ VIỆT NAM, là khởi đầu cho tài liệu của KỶ NGUYÊN TIÊN HẬU THIÊN TRÍ TRI Ý THỨC bước vào quảng đại quần chúng.
Hội chúng tôi thầm nghĩ rằng: bá tánh trong dân chúng Việt Nam sẽ dễ dãi và thông cảm cho bộ mặt nghèo nàn của quyển sách này, vì hễ bộ sách nào thuần túy của dân tộc VIỆT NAM thì ắt cũng có một bộ mặt gần gần như vậy, nhứt là những bộ sách thuộc loại QUẬT CƯỜNG, chưa vong bổn, chưa bị bàn tay lông lá của ngoại bang gấm ghé thì trong giai đoạn đầu dĩ nhiên không cần đẹp đẽ.
Kể từ năm ẤT TỊ (1965) là nguyên niên VIỆT NAM DỊCH LÝ HỘI tựu thành, với tôn chỉ khôi phục nền VĂN MINH ÂM DƯƠNG HỌC VIỆT NAM ngàn xưa, và đề ra HỌC THUYẾT ĐỒNG NHI DỊ, khai mở KỶ NGUYÊN MỚI cho nhân loại, đến nay là năm TÂN HỢI (1971) đã được đa số nam nữ trẻ già VIỆT NAM lần lượt thi ân bố đức để duy trì cho ngôi nhà Dịch Lý Việt Nam hoàn thành các tài liệu Sơ, Trung, Thượng và Thái Thượng Đẳng chỉ đủ cho các học viên đến với Hội mà thôi, và chưa có cách nào để hình thành một quyển sách được. Nay nhờ sự nối tiếp tích cực thi ân bố đức của học viên Đỗ Văn Trường và ông Phan Văn Minh chủ nhà in Thanh Tâm mà cuốn sách Việt Dịch Chánh Tông mới thành hình. Hội chúng tôi thành thật biết ơn cũng như bá tánh sẽ thầm cám ơn các bạn.
Tóm lại nói lên điều này như là ghi dấu biết ơn tất cả công lao của mọi thiện chí xa gần kể từ năm Ất Tị (1965) đến nay là mùa thu năm Tân Hợi (1971) đã được nói tiếp một cách khéo léo đáng mừng, đó là nỗi vui chung trong gia đình VNDLH chúng ta đó vậy.
Trân trọng kính bút,
HỘI TRƯỞNG VIỆT NAM DỊCH LÝ HỘI