II. ĐỘNG TĨNH CÔNG THỨC TOÁN PHÁP

CÁCH  LẬP THÀNH

Thứ tự hướng dẫn:

1.  Lấy Năm Tháng Ngày Giờ Âm lịch đổi ra số thứ tự:

Năm Tý 1, Sửu 2, Dần 3, Mão 4, Thìn 5, Tị 6, Ngọ 7, Mùi 8, Thân 9, Dậu 10, Tuất 11, Hợi 12.

Tháng Giêng 1, Hai 2, Ba 3, Tư 4 … Chạp 12.

Ngày mùmg Một 1, mùng Hai 2, … Ba mươi 30.

Giờ (từ 0 đến 2 giờ Sàigòn) 1, giờ Sửu (2-4 giờ) 2,… giờ Hợi (22-24 giờ) 12.

Giờ hiện tại: Giờ Tý (từ 23g đến 1g) 1, Sửu (01 đến 3g) 2,… giờ Hợi (21g đến 29g) 12.

2.  Cộng số của Năm Tháng Ngày làm một tổng số.

3.  Cộng số của Năm Tháng Ngày Giờ (muốn biết) làm một tổng số. Chia hai tổng số cho 8, rồi đổi dư số còn lại ra Đơn Quái (xin xem quái số đơn quái trang sau). Nếu tổng số dưới 8 thì khỏi chia.

Lưu ý:

– Chia cho 8 tổng số của Năm Tháng Ngày làm Thượng Quái (trước).

– Tổng số của Năm Tháng Ngày đó thêm giờ vào rồi cũng chia cho 8 làm Hạ Quái (sau).

4.  Đơn Quái chỉ có 3 vạch.

5.  Ghép hai Đơn Quái thành Chánh Tượng : Thượng Quái ở trên Hạ Quái ở dưới.

6.  Lập Hộ Tượng: Đánh số thứ tự cho 6 vạch (còn gọi là Hào) của Chánh Tượng kể từ dưới lên trên. Lấy hào 5, 4, 3 lập thành thượng quái Hộ tượng và lấy hào 4, 3, 2, lập thành hạ quái Hộ tượng.

7.  Lập Biến tượng: Lấy tổng số của Năm Tháng Ngày Giờ chia cho 6 để tìm hào động là dư số (1 là hào 1 động … 6 là hào 6 động). Hào động là hào ấy phải biến, liền thành đứt, đứt thành liền. Chép nguyên lại các vạch của chánh tượng trừ hào động thì ghi vạch biến của nó, làm thành biến tượng

8.   Khi lập xong Chánh, Hộ, Biến tượng phải hiểu cho tường tận ý nghĩa của Dịch Tượng trước khi đem ra sử dụng.