1. Điều kiện tiên quyết: Đức Vô Tư

Âm Dương Trí Tri, Ý Vô Toàn Vô là Đức Thần Minh Thần Thức, gọi tắt là Đức Vô Tư. Phải có sự hiện diện trực tiếp của Đức Vô Tư, Đức Vô Tư phải đang tề tựu ở trong con người mình, thì lúc ấy sự lý của mình mới hết sức tế vi, nhiệm nhặt, chính chính. Rằng: mình đã nhuần nhuyễn Triết Lý Ăn khớp mới vô tư. Do đó mình sẽ biết đúng chỗ, đúng lúc, đúng mọi vô hữu vật, tức biết rất đúng về ý tứ của Thiên Địa Quỷ Thần. Không có Đức Vô Tư trực ngự, thời không có vấn đề “Vén khăn che mặt Tạo Hóa cái chơi” được đâu.

2. Điều kiện về Linh Khiếu, Linh Cảm

Thiếu vắng Linh Khiếu, chứng tỏ không thường xuyên luyện tập, tập trung thần trí khi truy lý. Ta không trau giồi thường xuyên Thần trí, thời Linh trí, Lanh trí thiếu vắng trong ta là lẽ dĩ nhiên thôi. Linh động trí đã vắng thì làm gì có được Linh cảm trực ngự thường xuyên ở trong ta đây?

h. Ở trong con người của ta, có thể được gọi là vô tư hay khá vô tư, đó là lúc bỗng nhiên lòng mình có cảm giao, cảm xúc, rất muốn biết về một sự, vật, việc gì đó, bất kể là muốn biết về dĩ vãng, hiện tại hay tương lai, bất kể muốn biết về 01 sự lý to nhỏ nào, hoặc là lúc bỗng nhiên Trí Tri của mình chợt vụt lóe sáng rực lên, rồi bỗng nhiên thấy liền biết được sự, vật, việc gì đó,… một cách rõ ràng hiển nhiên… Đó là lúc mà Trí Tri, Ý hơi khác thường năng hoạt động, rất chịu hoạt động ở trong con người rồi đó vậy. Là lúc mà Thần Trí cũng đã chịu về với con người rồi đó (mà bình thường thời con người lúc nào cũng có trí th ịt, lỗ tai thịt, mắt thịt để dùng xài tức lúc rất kém vô tư).

i. Hoặc một cớ sự động tĩnh mà nó đủ và thừa sức kích động Thần giao cách cảmcủa ta hoạt động. Tất cả những hiểu biết quá đúng và cực kỳ nhanh như Thần này, nếu được và bị thường xuyên trau giồi, thì ở con người đó thông được Linh Khiếu sẵn có trong con người đó (ai ai cũng có và cũng tập thông được cả). Đó là: Nhân linh tính. Mà kết quả của nó ở trong phạm vi lý luận gọi là hiểu biết được do Linh cảm của Nhân linh tính, biết đúng cực nhanh và cực kỳ chính xác.

j. Linh cảm là cớ sự hơi hơi đến hơi hơi khác thường của Trí Tri. Nó là điềm báo về sự thu hoạch sắp có thắng lợi, sắp có điềm tốt hay sắp thất bại, sắp có điềm xấu, theo đa số tình ý thông thường của người đời về quan điểm tốt xấu.

3. Phép cân đo, cân phân sự đúng lúc

Trong tận thâm sâu Manh Nha của sự lý, sự vật, sự việc, mà có lý chưa xong, chưa thu nhập, chưa vừa ý, chưa xứng ý, còn do dự, còn hoài nghi, sự phát hiện của Trí Tri hơi chậm, quá chậm, còn nhiều uẩn khúc,… Tỉ như hiện tượng chưa ăn xong, chưa nhận xong, chưa nạp xong, chấp nhận miễn cưỡng, bị từ chối, bị cản trở, bị gãy đổ, bể nát, bị nạn, bị kẹt xe, bị rối gút mắc, không được vui vẻ an lòng, có sự lo buồn,… đều là giúp cho ta cân đo về sự sớm trễ, nhanh chậm của lý lẽ hoàn thành, là sự Triết Lý Ăn khớp. Cần phải được lưu ý và xem xét rốt ráo lại về sự Vô Tư của những hiện tượng ấy.

Không có vấn đề tốt xấu, sớm trễ, nhanh chậm, lợi hại, tiến thoái, tụ tán, thu phóng theo cái ý vọng động riêng tư, cái ý chấp nể cạn hẹp của mình mà được… Vì lợi hại, tốt xấu theo ý riêng vọng động càn đại, thời sẽ sa vào ngõ mê tín dị đoan độc đoán, độc tài,… tức là xa rời chân lý như nhiên.

4. Pháp bấm xài ngọn đèn thần

Người học Dịch chỉ có một ngọn đèn Thần duy nhất, là sự vận dụng cho được Thần Hoạt Bác Biến Thông Thiên Địa Tất Yếu, thì phải buộc bấm ngọn đèn Thần lên mà soi rọi, nghĩa là phải lo bám sát lý ý, nghĩa tượng Dịch, phải tập trung trụ thần ở Thiên Diện đang thời sống động, rồi đem nó tiến sâu vào từng phạm vi Âm Dương để rõ ý lý từng câu, từng nghĩa ý mà ta đang thắc mắc. Có vậy, ta mới thong thả trả lời được Chính Lý, đúng lúc, chính xác, xác đáng và vô tư được.

5. Phép nói Dịch co giãn nặng nhẹ

Xét thấy, thường biết được hào 01, có thường hay xuất hiện ra ở đầu cuộc hay không? Hào 05, hào 06 có thường xảy ra ở đuôi cuộc hay không? Kết cuộc không? Hào 01 có thường gặp số lý nhỏ không? Có thường diễn tả cái lý nhẹ không? Hào 05, hào 06 có thường xa, nặng? có lớn không? Nhỏ to là nhỏ to của triết lý. Nhỏ to, nhẹ nặng, xa gần, đầu đuôi, khởi dứt,… đều phải ở triết lý của nó mới được.

Ví dụ: một ông bác sĩ bao giờ cũng nhỏ hơn 02 anh đạp xích lô trong phạm vi số lượng con người. Một ông bác sĩ phải quan trọng hơn 02 hoặc 05 – 10 anh xích lô trong phạm vi trị bệnh; và 02 hay 03 anh bác sĩ cũng không quan trọng hơn một bác tài xế trong phạm vi giao thông, … (triết lý Nhân Bản Vị học).

Ví dụ: Lôi Sơn Tiểu Quá là quá nhỏ, thời hào 05 mới thật là nhỏ. Còn Sơn Thiên Đại Súc mà hào 01 thì vẫn chứa ít thôi.

Vậy, nhỏ to, nặng nhẹ, xa gần,… đều buộc phải theo cái lý ý tượng Dịch. Học giả chớ nên hiểu nhỏ to theo khái niệm của riêng mình mà phải trong phạm vi Âm Dương có so sánh (vấn đề được lý Chí Lý). Có vậy, mới đủ lý lẽ về phép cấu tạo co giãn nhẹ nặng của muôn sự, vật, việc một cách chính lý.

6. Phép biến thông Thiên Địa tất yếu

Phép này tùy thuộc vào tài năng của nhà học Dịch. Ví như gặp Quải hay nghĩ đến kết cuộc, gặp Kiền hay nghĩ đến khởi đầu, gặp Tiệm hay nghĩ đến sự chậm, gặp Quan hay nghĩ đến sự banh trải, trôi qua,… Nó là phép tắc để thuộc khoa Siêu Việt Học, nó đeo đẳng suốt đời người học Dịch. Đạo biến thông Thiên Địa là phép tắc của mọi phép tắc mà người học Dịch phải tuyệt đối, phải triệt để tuân thủ. Phép này chỉ dành riêng cho những người có tinh thần Đại Học, Bác Học uyên thâm, tức dành cho những người có tinh thần Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi mới thực hiện được, thực hiện nỗi. Nghĩa là mỗi lúc suy tư, để thẩm định cho được vấn đề nào, vấn đề gì, cũng đều phải theo sát Lý ý nghĩa tượng Dịch mà biến thông (Hoạt Bác Biến Thông).

7. Phép tỉnh trí tức phép trụ thần

Tức là phép dẫn dụ đưa Trí Tri, Ý về một ý. Tức là Trí Tri, Ý không được mênh mang tản mác, mà chỉ phải tập trung về một Âm Dương lý mà thôi.

Ví dụ: đọc nhẩm Tiểu Quá: Bất Túc, rồi đưa Trí Tri, Ý về cho được cái lý lẽ Bất Túc ở Trời Đời Người, sự, vật, việc, thậm chí cái lý Bất Túc ấy phải được thấy thật rõ ở vị trí và về tới siêu hình, vô thanh, vô sắc,… đến khi mà thấy rõ được cái lý Tiểu Quá trực ngự trị, chi phối mọi phạm vi Tình Lý, lúc ấy hiểu thấu rõ được Dịch là tất cả, đó là trong giai đoan tập trung Thần trí.

8. Phép tịnh dưỡng Trí Tri, Ý

Lúc mờ trí là lúc mà trí mệt mỏi, lúc bối rối là lúc trí năng biến động lung tung rối loạn, tức là hết khả năng thẩm định. Lúc ấy chỉ có 01 cách duy nhất là ta nên nghỉ ngơi tịnh dưỡng Trí Tri, Ý, rồi chờ đến lúc mà nó vụt lóe sáng lên trở lại. Đó là lúc Trí Tri đã khôi phục lại phong độ của nó, cũng là lúc mà Đức Thần Minh Thần Thức vô tư đã trở về. Nó chính là đúng lúc mà ta dám phán đoán, thẩm định, mà ta không hề hoài nghi do dự gì nữa.

9. Kỹ thuật Biến Thông

Dồi mài Đạo Biến Thông thì phải: năng biến thông ra 01 câu sao cho có ý nghĩa, ý nghĩa của nó thật rõ ràng, khó nhầm lẫn, và ít nữa là từ Biến tượng qua Chánh tượng, để mà nhận thức được thật rõ giai đoạn sống động biến hóa trong Vũ Trụ Vô Hữu, trong từng phạm vi và từng thời lúc (xin xem lại bài: Giá trị Siêu Tuyệt của phạm vi Tình Lý, trong quyển Văn Minh Dịch Lý Việt Nam II).

10. Phải tập tìm biết xuất xứ, nguồn gốc của sự, vật, việc

Ví dụ: gặp Hỏa Trạch Khuể, ta biến thông hỗ trợ, trái lìa, tách ra,… Giờ khui hụi, thăm khui từ dưới đáy lon, được và bị bàn tay chủ hụi hỗ trợ lực (Khuể) bốc trái lìa (Khuể) ra khỏi lon một lá thăm, và đọc lên 3.200 đồng. Và ba ngàn hai được hốt (hóa thành) tức được hỗ trợ (Khuể) tiền bạc. Thần cơ tiên thiên số của Hỏa là 3, của Trạch là 2 rất hợp ứng với thăm kêu 32. Xuất xứ con 32 này chỉ biết được khi nó trái lìa (Khuể) khỏi lon thăm. Vậy đài Thành Phố xổ số 32, chứ không phải ở đài Đồng Tháp được.

Biết đúng phương hướng chính xác cũng do biết được căn gốc xuất xứ Hóa Thành ra số lý đó, và căn gốc xuất xứ là phải do ý tượng Dịch mà biết đó là phép Định Phương Vị.

11. Chánh tượng là Chánh Lý

Dịch sĩ khi mệt trí, rối trí, do dự, nguyên tắc là phải tịnh dưỡng trí. Tuy vậy, gặp lúc cấp bách quá, thời có 01 phép là tập trung Thần trí vào một Chánh tượng mà thôi, cũng đủ sức trả lời.

Ví dụ: ta hoang mang giữa con số 01 hay 10 mà Chánh tượng là Trung Phu (Trung Phu 02 hào âm ở trong), mà Âm Dương lý được lý zero, nên 0 phải ở bên trong số 1, tức xác định 01 chớ không phải 10. Hoặc gặp Chánh tượng là Tiết, là bờ mốc, vậy số 1 làm bờ ngăn (Tiết) đứng trước, tức 10 chứ không phải 01.

12. Đừng trọn tin ở Chánh tượng, nếu quá hoang mang

Dùng Chánh tượng trả lời xong, tự nhiên vẫn còn hoang mang do dự, lúc ấy, đặc biệt hãy khoan trọn tin ở Chánh tượng trả lời. Ta phải rà xét kỹ trở lại sự lý, lý giải đã có thỏa đáng tột đỉnh điều thắc mắc chưa? Nếu chưa, ta vẫn dùng phép Vo Tròn Chánh Biến (xem lại Văn
Minh Dịch Lý Việt Nam II, bài “Phép tắc Vo Tròn Chánh Biến thành một ý nhiệm nhặt”). Ví dụ: có người nói đúng 7 giờ (Ký Tế) mà còn kém 15 phút (Truân), tức 715 chứ không phải 07.

13. Phép dụng Cơ động Tình Lý

Phép này đã nói rất đầy đủ trong quyển II. Ở đây chỉ nhắc lại: Cơ động Tình Lý giúp ta tiên tri đúng 100%. Đơn tượng động tương quan, tương ứng, tương xứng và tương hợp lý xong rồi thì việc tiên tri sẽ tuyệt vời hoàn hảo.

14. Càng thâm sâu, càng nhiệm nhặt, thời càng tiến nhanh về Chánh Lý

Dịch sĩ là người thường xuyên thấy được sự mầu nhiệm của Tạo Hóa, lắng nghe được Thiên ý dễ dàng vì họ chuyên đi vào thâm sâu nhiệm nhặt vi ti (xem lại Phân khoa Chiết Tính Tình Ý hay Truy Nguyên Lý Học).

15. Tính chất – bản chất của sự Động Tĩnh

Đó là điều kiện Tiên Quyết giúp cho ta phân biệt trắng đen, ranh giới, hỗn mang của mọi sự việc, ta mới khám phá ra rằng: Trí Tri, Ý hoạt động khủng khiếp, được như thế là do nó thuộc tính chất, bản chất siêu Linh Lực Đằng Xà. Ta khám phá ra: Trí Tri, Ý là Linh Lực Đằng Xà. Với vật thể Đằng Xà được biểu trưng là lửa, là lằn chớp, là sấm sét, chớp xẹt, là nhanh như Thần, là gấp rút nhanh lẹ, mau lẹ. Vậy Đằng Xà động là báo hiệu chuyện sẽ gấp rút Hóa Thành, vội vàng Hóa Thành nhanh chóng xuất hiện.

Ta khám phá được tính chất Đằng Xà, nó bao trùm mọi động tĩnh, vì Đằng Xà là căn gốc cho động tĩnh chất sống. Đằng Xà bao trùm mọi độ Cực biến, tức Hóa Thành. Do đó, nó rõ ràng bao trùm mọi tính chất khác, bản chất khác như Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Gặp Đằng Xà đúng lý mà chưa thấy xuất hiện gấp rút tại vì chưa chính lý đó thôi.

Ngược lại, Câu Trần là bản chất của Nọa Tính, ù lì, sự quán tính, sự trì trệ. Nhưng, tới chính lý thời cũng là tới lúc mà Thời của Câu Trần Hóa Thành, cho nên chẳng trễ lắm đó vậy. Gặp Câu Trần mà lại lý giải lệch lạc thì trễ lắm mới xuất hiện được đó vậy.

16. Thần trí liền thấy biết

Là Trời muốn cho biết đúng lúc Rất cần có xảy ra như vậy, để biết là đúng lúc tới rất gần rồi, không thể chần chờ được nữa, phải lo chớp lấy thời cơ, nếu không thì thời cơ vuột khỏi tầm tay.

17. Tránh vọng động

Người học Dịch cố tránh vọng động bằng cách tự giảm chế Danh, Lợi, Tình, dằn nén dục vọng nổi lên trong lòng. Tránh né ý tưởng ảo giác, vì kém vô tư thì lắm hối tiếc, ta khuyên vậy thôi chớ không hề cấm đoán sống sung sướng trong ảo mộng (vì cấm không phải Đạo).

18. Thói quen tốt trong việc thẩm định

Phải biết án chừng khoảng biến chuyển trong không gian, thời gian bao nhiêu, bao lâu, độ chừng theo dõi sát giai đoạn diễn biến.
Phải xét đã chỉnh lý chưa, đã chính xác chưa.
Phải có kỹ thuật kiểm soát lại mọi lý giải đã sai lầm
Động tĩnh này đi về đâu, từ đâu đến, để làm gì, đã đúng lý Độ số?
Nhiên sinh hóa thành chưa?

TÓM LẠI

Áp dụng được 18 Bí Pháp này sẽ trở thành nhà Tiên tri xứng danh. Một cớ sự hơi khác lạ, mà làm mình vui lây là báo hiệu Tiên tri rất dễ đúng.

Dịch Lý Sĩ XUÂN PHONG

Biên Soạn CAO THANH