1. Biện Minh Chứng Nghiệm Chân Lý

Là mục tiêu tối hậu của Dịch học sĩ. Muốn được vậy, nhất định phải có phương pháp (bí phép). Phương pháp là con đường DUY NHẤT đưa ta tới mục tiêu mà ta muốn.

Ta lại muốn sở đắc tối đa về Biện Minh Chứng Nghiệm Chân Lý tức để xứng danh nhà Tiên Tri, Tiên Giác,… cho nên lại rất cần phương pháp.

2. Phương pháp đó như sau

  • Phải kể lể tự thuật một câu chuyện có thật xảy ra (tức ghi nhận trung thực về hiện tượng Dịch Lý Hóa) do chính mình có tham dự hoặc chứng kiến. Không nên ghi chuyện do người khác kể lại vì e sợ tam sao thất bổn mà hóa ra khó hiểu Sự Thật.
  • Muốn kể lể phải nhìn cho ra các động tĩnh đang quây quần (dịch biến) với mình trong một khung cảnh nào đó (không thời gian) và mình tự cho là Đại phạm vi sự vật, sự việc nào đó.
  • Muốn kể lể cho thật hay, thật linh động, ắt phải liệt kê từng thứ đã và đang hóa thành sự động tĩnh, mà nó lọt vào mắt thịt, lỗ tai thịt, trí thịt, hoặc va chạm vào bản thân ta, lúc ấy, ta đang có ý thức về chúng ra sao, thế nào đó. Đó là ta phải tìm cho ra Phạm vi Cơ động tình lý.
  • Ví dụ:
  • Đại phạm vi: Tiệm phở
    Ta liệt kê ra những Tiểu phạm vi tự tư liên hệ với tiệm phở: khách ăn phở, bàn ghế ngồi, dĩa đựng rau, chai đựng nước mắm, tô phở, bánh phở, nước lèo, thịt tái, đũa hay muỗng, ớt, chanh,… ồn ào, yên tĩnh, ngon, bổ, dở, nóng, nguội, đắc, ế,… bồi bàn.
  • Ta liệt kê bất kể nhiều hay ít, tùy theo tình ý quan sát và tùy ý muốn kể lể nhiều hay ít ở ta… Ta kể lể nông sâu tùy theo tư năng của ta hoặc tùy theo trí sáng suốt tới đâu thì ta sẽ ghi câu chuyện tới đó theo tình ý lý thông thường.
  • Ta có một công việc quan trong kế tiếp là phải Tập trung Thần trí vào ý tưởng Dịch đang thời sống động…
    Tỉ như Đại Quá đang động, ta cứ lập đi lập lại mãi cái ý nghĩa lý Đại Quá là Cả Quá… cho đến khi nào ta hiểu được Đại Quá của tiệm phở là gì, Đại Quá của bàn ghế là gì, Đại Quá của bánh phở ra sao. Nếu ta chưa thấy ý nghĩa của Đại Quá ở mỗi phạm vi mà ta vừa liệt kê hồi nãy thì kể như ta toi công, tức chưa thấy sự vật, việc nhảy múa trong Dịch biến đó vậy.
  • Sau đó ta hội ý để Tập luyện biến thông danh ý tượng Dịch 
    Tỉ dụ phở dai quá (dùng danh từ dai hợp với ý Đại Quá trong phạm vi giá trị mua bán… nghĩa là ta phải chọn tìm một danh từ phù hợp với nghĩa lý Đại Quá mà hợp luôn trong phạm vi cơ động tình lý, để tránh cho người khác hoặc hậu thế những ngộ nhận, lầm lẫn về văn ngôn nghĩa lý. Ta chọn lựa danh lý, danh được lý,… đó cũng là công tác Văn lý học, nó sẽ trợ lực cho việc kiểm soát Chân Lý ở câu chuyện – ta chớ xem thường cho việc
    kiểm soát Chân Lý ở câu chuyện – ta chớ xem thường thờ ơ, gọi tắt là Phép 07 bước.

3. Tại sao phép 07 bước khó theo mà lại dễ theo?

  • Nếu ta chưa có nhu cầu tới lúc đòi hỏi quyết liệt về Biện Minh Chứng Nghiệm Chân Lý, nói rõ hơn, ở hoàn cảnh lúc ấy sự cần thiết Biện Minh Chứng Nghiệm Chân Lý chưa phải thật sự là nhu cầu bức thiết của chính mình thì dĩ nhiên là mình rất khó theo.
  • Đã đến lúc mà nhu cầu đòi hỏi Biện Minh Chân Lý trong mình bức xúc quyết liệt rồi, nhu cầu ấy sẽ thôi thúc, sẽ xui khiến nỗ lực, thúc bách con người mình hóa ra siêng năng tột độ trong việc biện minh chứng nghiệm Chân Lý rồi quen dần theo Pháp, mình sẽ dần thấy dễ ợt khi dùng xài phép 07 bước. Tận nhân lực, tri thiên mạng nghĩa là: hễ cố gắng thì buộc phải có tiến bộ ít nhiều cái đã.

4. Sở đắc về Biện minh Chân Lý thì có ích lợi gì?

Sở đắc về Biện minh Chân Lý mới tự thấy rõ ý trời lồng lộng, thưa mà chẳng lọt, mới biết thuận thiên hành đạo, không biết chân lý tuyệt đối của Trời Đất thì không có chuyện thuận thiên hành đạo mà chỉ có chuyện hành động vọng động, nên có hành động sái quấy.

Vậy Biện minh Chân Lý sẽ có lợi ích tối đa, biết thuận thiên hành đạo vô tư, không có hành động vọng động hoặc ít nữa là bớt đi sự thiếu vô tư vọng động. Lợi rất lớn.

5. Kết luận: học viên, Dịch học sĩ sẽ tiến bộ đến độ biết được đường đi dĩ nhiên của Tạo Hóa, của muôn vô hữu vật,… biết chắc chắn chứ không phải bói hay đoán mò gì cả. Ta biết chắc chắn thiên hạ nói láo hay nói thật tại vì ta quen kiểm soát Âm Dương Đồng Nhi Dị chân giả.

Ta sẽ dư sức khai vật thành vụ.

Ta sẽ dư sức dụng nhân, vật, việc, sự đúng chỗ đúng lúc tức biết rõ việc thuận thiên hành đạo.

Dịch Lý Sĩ XUÂN PHONG

Biên Soạn CAO THANH