VŨ TRỤ NGỮ LIÊN HÀNH TINH
Mục lục
THUẦN KHÔN & THUẦN KIỀN
(08 THUẦN KHÔN & 08 THUẦN KIỀN)
I – LÝ GIẢI:
00- Thuần Khôn và Thuần Kiền chính thị là một Âm Dương cùng lúc chung cùng, không chia cắt ra được (bất khả phân ly), chúng độc lập với không thời gian nghĩa là bất chấp không thời gian.
Lý lẽ âm dương là trong một đơn vị Hóa Thành nào cũng chỉ là giống mà hơi khác trong chính nó. Nói cho dễ hiểu Âm Dương mang đức tính xà nẹo!?… mang tính nội hợp.
Lý âm dương được và bị trí tri ý người phân tích gượng ép để neo ý trong việc diễn tả lý lẽ giống mà hơi khác trong một đơn vị Hóa Thành nào đó. Vậy, từ khi nói là âm là nói tắt về Âm Dương Âm; khi nói dương là nói tắt của Dương Âm Dương.
Nói là Âm, là Dương chẳng qua là phân tích gượng ép ra Âm, ra Dương, trong chính sự thật mãi mãi là Âm Dương nội hợp. Là sự phân tích miễn cưỡng để neo ý. Tiếc thay, hậu học đi lạc vào âm dương dị biệt, cứ hiểu chết nghĩa con trai là dương, con gái âm, dương sáng âm tối, dương cứng âm mềm,… đó là ngu học và vô tình trở thành mê tín dị đoan, làm hoen ố Dịch lý, làm lu mờ giá trị lý học thâm sâu mầu nhiệm.
01– Chính vì thế ta phải luôn theo phép so sánh Được lý trong phạm vi âm dương.
Ví dụ a: Trong phạm vi “Tối“.
Ví dụ ă: Trong phạm vi “Đen“.
Và chúng chỉ được lý trong phạm vi “tối“ hoặc “đen“.
Ví dụ â: Trong phạm vi “cường độ đen“.
(Đen ở cường độ cao) (Đen ở cường độ thấp).
Ví dụ b: Trong phạm vi “cường độ tối“.
Mong rằng học giả nghiệm kỹ bốn thí dụ nêu trên, sẽ nhận thức ngay:
Đen là âm dương.
Đen mun là âm dương.
Tối là âm dương.
Tối hơn là âm dương.
02- THUẦN KHÔN Được Lý so với THUẦN KIỀN.
đứt đoạn – liền lạc.
rời rạc – nối kết.
nhiễn thể – khối thể.
đoạn thẳng – đường thẳng.
đường gãy – đường thẳng.
khúc khuỷu – bằng phẳng.
cong – ngay.
méo – tròn.
ngắn – dài.
lỗ – lời.
khuyết – nguyên.
nhuyễn – to.
thưa thớt – dày đặc.
lỏng – chắc.
loãng (rỗng) – đặc.
đất cát – sỏi đá.
tách ra – ráp lại.
ngắt – nối.
kép – đơn.
ngăn cách – thông thương.
từng phần – toàn bộ.
riêng tư – chung chạ.
chia rẽ – đoàn kết.
gián tiếp – trực tiếp.
ngọn ngành – gốc rễ.
vỡ mẻ – lành lặn.
bể – lành.
gãy đổ – vẹn toàn.
lẻ – chẵn.
cạn vơi – đầy đặn.
góc cạnh – no tròn.
chia phôi – sum họp.
phân tích – tổng hợp.
phân tán – tập trung.
dân dã – quan chức.
nông dân – công chức.
nháp, nhám – nhẵn.
(nháp) sần sùi – trơn tru.
nháp nhúa – trơn tuột (trợt).
tan – hợp.
cơm rời – cơm nhão (cơm cháy).
Tối – Sáng.
mát – nóng.
ngu dại – khôn ngoan.
tối trí – sáng trí.
mờ – tỏ.
đen – trắng.
bẩn – sạch.
đục – trong.
sai – đúng.
rủi – may.
đêm – ngày.
đậm – lợt.
mờ ảo – tỏ tường.
thâm xịt – bóng láng.
tối tăm – sáng sủa.
đần độn – minh mẫn.
tình cảm – lý trí.
tình – lý.
mê muội – tỉnh táo.
văn – võ.
ôi thiu – xanh tươi.
dơ – sạch.
mưa – nắng.
lạc hậu – tiến bộ.
khó hiểu – dễ hiểu.
khó thấy – dễ thấy.
héo – tươi.
ướt – khô.
thô kệch – tinh anh.
thô sơ – sắc sảo.
Ẩn – Hiện.
ẩn dụ – hiện thực.
trừu tượng – thực tế.
vắng mặt – có mặt.
né lánh – chường mặt.
ủ rũ – tươi tỉnh.
trật đích – trúng đích.
kín đáo – hở hang.
rũ màn – kéo màn.
ẩn tránh – xuất hiện.
thấp thoáng – hiển lộ.
hiện tượng – bản chất.
ẩn ức – bộc lộ.
buồn – vui.
che đậy – công khai.
u ẩn – cởi mở.
âm cảnh – dương trần.
viễn vông – thực dụng.
chờn vờn – rõ nét.
ẩn số – đáp số.
bí mật – công khai.
hậu phương – tiền tuyến.
phịa – thiệt.
phũ phàng – cay đắng.
bí danh – danh tánh.
hư hư – thực thực.
lén lút – đối mặt.
nội – ngoại.
trong – ngoài.
ẩn tàng – hiển hiện.
tàng hình – hiện hình.
Nhu thuận – Cương kiện.
nhược – cường.
nhược điểm – ưu điểm.
suy nhược – cường thịnh.
suy tàn – hùng mạnh.
khuất phục – bất phục.
nhịn nhục – ngang tàng.
nhu – cương.
cái – đực.
lão bà – lão ông.
gái – trai.
nữ – nam.
trẻ con – thanh niên.
nhu hòa – cương trực.
mềm mại – cứng rắn (thô cứng).
yếu bệnh – mạnh khỏe.
yểu điệu – hùng tráng.
xiêu lòng – rắn lòng.
dĩ hòa – thẳng thắn.
cong – ngay.
ưng thuận – cưỡng bức.
dụ dỗ – đe dọa.
thuyết phục – dọa nạt.
nhõng nhẽo – nghiêm nghị.
ủy mị – lì lợm.
nũng nịu – thờ ơ.
đức – tài.
thông thường – phi thường.
ướt át – khô khan.
thần dân – đức vua.
nghèo – giàu.
ốm yếu – dai nhách.
ruột mềm – vỏ cứng.
nhà lá – nhà ngói.
ninh nhừ – tái sống.
Tĩnh – Động.
chùn bước – tiến bước.
hòa nhã – kiên quyết.
lui – tới.
lùi – tiến.
nằm im – nhúc nhích.
êm ả – nhộn nhịp.
bình thản – xao động.
ngủ – thức.
ngồi thiền – cử động.
nghỉ ngơi – làm việc (lao động).
lý thuyết – thực hành.
trọng – khinh.
lung lay – đứng vững.
lung lạc – vững vàng.
thất bại – thành công.
dở – hay.
điềm gở – điềm lành.
Địa – Thiên.
ông Địa – ông Trời.
hành tinh – vũ trụ.
Tây Nam – Tây Bắc.
méo (vuông) – tròn.
khởi – dứt.
manh vi (manh nha) – Hóa thành.
thất bại – thành công.
bên trong (ở dưới) – bên ngoài (ở trên).
II – BIẾN THÔNG DANH Ý TƯỢNG DỊCH:
III- ĐẠO LÝ CỦA KIỀN – KHÔN: (VŨ TRỤ ĐẠO).
Thuần Khôn: Nhu thuận lợi trinh chi tượng.
Thuần Kiền: Nguyên hanh lợi trinh chi tượng.
Nghĩa là: Muôn vô hữu vật có cái lý khởi đầu, lớn lên, rồi đủ sức lực và đắc thành sao đó, thế nào đó.
Đây chính là đường đi dĩ nhiên của muôn loài. Nó cũng chính thị là Vũ Trụ Đạo tức là Vết Đi huyền nhiệm, mầu nhiệm, siêu tuyệt của Tạo Hóa. Tiền nhân ngày xưa gọi Bước đi của Tạo Hóa biểu trưng bằng Bước Đi của con Rồng vừa hư thực vừa huyền ảo.
Cái Đức Tánh Hư Thực Huyền Ảo nầy chúng ta được và bị nhận thức khắp mọi nơi, trong khắp mọi loài, đời đời và mãi mãi. Làm sao chối được??
Ta hình dung một con đường, muốn Hóa Thành ra một Con Đường rõ nét thì tối thiểu phải có Hai Lề Đường: một lề đặt tên là Âm, lề đường còn lại đặt tên là Dương. Còn Âm Dương chính thị là Con Đường Vũ Trụ Đạo thiên biến vạn hóa.
Đạo là con đường đi.
Lý là lý lẽ của trí tri ý người và ý muôn vô hữu vật.
Vậy Đạo lý là ý người Theo Dõi về Vũ Trụ Đạo, Theo Dõi Vết Đi của Tạo Hóa từ Siêu Siêu đến Siêu Hiển đến Hiển Siêu tức là từ Hư Như đến Như Nhiên đến Tự Nhiên.
Nó đi theo kiểu Huyền Bí mà vẫn có luật Nguyên Hanh Lợi Trinh, tức là đi Âm sang Dương rồi trở về Âm Bộ Mặt Mới…. chúng ta theo dõi “Nó“ khá dễ dàng khi biết theo phép Truy Nguyên ngược (phép Truy Lý để vẽ đường đi dĩ nhiên của Tạo Hóa).
Ví dụ về Truy Nguyên ngược.
Đang già nua thì trước đó là Thành niên.
Đang Thành niên thì trước đó là Thanh niên.
Đang Thanh niên thì trước đó là Thiếu niên, là trẻ thơ.
Vậy, Đạo lý hiển nhiên của Thuần Khôn và Thuần Kiền như sau:
a) – Cái lý dĩ nhiên, tự nhiên sẵn có 02 âm và dương trong đơn vị 01 cặp âm dương cùng lúc chung cùng.
(Ví dụ: 01 con đường có 02 lề đường).
ă) – Cho nên:
Không có: “tối“ thì không ý thức được “sáng”, vì chúng là 01 sắc tối sáng.
â) – Phải hiểu nhiệm nhặt:
- Âm nào Dương nấy.
- Âm đâu Dương đó.
- Âm Dương là một, chính lý là:
Âm cực là Dương, Dương cực là Âm.
Âm Dương đích thị là Tạo Hóa, bộ máy Tạo Hóa. Động Tĩnh Âm Dương được gọi danh Vũ Trụ Đạo.
Âm Dương cực được gọi danh: Thời Trời, Thời Lịnh.
Âm Dương không thời được gọi danh Liên hành tinh……..
– Âm Dương lý lẽ là:
Chân lý tuyệt đối, vì lẽ Biến Hóa là tương đối, và cái lẽ Biến Hóa là tuyệt đối.
Dịch biến dịch giả (tương đối).
Biến dịch bất dịch giả (tuyệt đối).
Cho nên:
Trước đó là “Nó“, là “Hắn“ (âm dương lý).
Hiện nay là “Nó“, là “Hắn” (âm dương lý) và mãi mãi về sau nầy cũng vẫn chính thị là “Nó“ là “Hắn“ – là Vũ Trụ Đạo, là Âm Dương lý.
Rõ ràng: Vũ Trụ Vô Hữu Biến Động Biến Đổi Biến Hóa được Cấu Tạo Hóa Thành bởi Âm Dương lý – chẳng còn gì để hoài nghi nữa cả.
IV- Ý TƯỢNG VẬN HÀNH:
1- Thuần Khôn:
Ta bị hòa đàm.
Ta được cầu hòa.
Người buộc ta hòa.
Ta buộc người hòa đàm.
2- Thuần Kiền:
Ta có chính nghĩa.
Ta bị uy hiếp.
Ta hà hiếp người.
Ta giúp người khỏe mạnh lên.
V- SỰ LÝ TIÊU BIỂU:
a) Nhà gái
ă) Nhà Trai
â) Theo chồng (xuất giá)
b) Khô
c) Tinh thần – rất là
Thuần Khôn – Thuần Khôn – Sư.
Tinh thần – rất là – vị tha.
Thuần Khôn – Thuần Khôn – Dự.
Tinh thần – rất là – thoải mái.
Thuần Khôn – Thuần Khôn – Bác.
Tinh thần – rất là – lạnh nhạt.
d) Sự thể – chính yếu
Thuần Kiền – Thuần Kiền – Cấu.
Sự thể – chính yếu – cấu kết.
Thuần Kiền – Thuần Kiền – Lý.
Sự thể – chính yếu – pháp lý.
Thuần Kiền – Thuần Kiền – Đại Hữu.
Sự thể – chính yếu – gồm có.
đ) Nhu – hòa với
Thuần Khôn – Thuần Khôn – Sư.
Nhu – hòa với – cộng đồng.
Thuần Khôn – Thuần Khôn – Dự.
Nhu – hòa với – bạn bè.
Thuần Khôn – Thuần Khôn – Bác.
Nhu – hòa với – đối thủ.
e) Anh – cả
Thuần Kiền – Thuần Kiền – Cấu.
Anh – cả – quạo.
Thuần Kiền – Thuần Kiền – Lý.
Anh – cả – đi.
Thuần Kiền – Thuần Kiền – Đại Hữu.
Anh – cả – bao dung.
VI- ỨNG DỤNG Ý DỊCH: KIỀN – KHÔN.
A / THUẦN KHÔN:
Thuần Khôn: dụng Đức thắng tài; lo làm phước, lo tích tụ âm đức. Lấy Đạo Nhu thắng cương; lấy dĩ hòa vi quý làm nền tảng.
Thời còn yếu, còn bời rời, chỉ có Động Nhu Thuận mới mong được việc.
Ẩn sĩ ở Tây Nam hợp tình hợp lý.
Ôn hòa, dịu hòa đắc cách.
Ă/ THUẦN KIỀN:
Việc công minh chánh càng nên công khai càng đắc sách…….
Ngành nghề cơ khí đắc thời.
Hợp tình lý ở vùng trời Tây Bắc.
Lấy kiên quyết trị gian hùng.
Có chính nghĩa được phép cương dũng.
Có trách nhiệm cao đắc lợi.
Có gan (đúng lúc, đúng chỗ) mau thành đạt.
Kiền là cái Dụng của thánh trí.
Người đa tài công đức lớn phải được trọng vọng thì “Ích quốc lợi dân“ vô cùng.
VII- VÀI BÀI THỰC TẬP TIÊN ĐOÁN:
A / THUẦN KIỀN:
01- Thuần Kiền – Cấu.
Năm Giáp Tuất 1994, ngày 03/03 giờ Mùi. Trường nói với Tuấn. Tháng này trễ cả tuần rồi vẫn chưa thấy Thầy Tổ lên Sài Gòn.
Hỏi: Thầy sắp lên Sài Gòn chưa?
Đáp: Ông Thầy (Thuần Kiền) sẽ gặp (Cấu) các trò. Vậy Thầy sắp lên Sài Gòn.
Khoảng 06g chiều, điện thoại báo tin Thầy đã lên tới Sài Gòn hồi 03g trưa (15g).
02- Thuần Kiền – Cấu.
Anh Việt nói: ba tôi có bệnh tâm thần nhẹ, ông đi đâu mà hai ngày nay chúng tôi tìm mọi chỗ mà không gặp.
Hỏi: Thầy xem giùm ông đi đâu?
Đáp: Dịch nói: Ông già (ba anh) (Thuần Kiền) sẽ còn gặp anh (Cấu). Tức ông già sẽ về.
Sau đó được biết: ông đi Biên Hòa ghé nhà người quen chơi, 04 hôm mới về (Kiền động hào sơ hóa Tốn) tứ Tốn là 04 hôm.
03- Thuần Kiền – Lý.
Chú Tám nói hôm nay đi về Mỹ Tho.
Hỏi: Giờ nầy chú ấy đi chưa?
Đáp: Chú Tám (Kiền) đã ra đi (Lý) vào buổi trưa (Thuần Kiền). Chúng tôi ghé nhà, Thím Tám nói đã đi được 1/2 giờ rồi.
04- Thuần Kiền – Lý.
Tôi và Vinh đến quán cà phê đầu đường Hòa Hưng. Thấy xe Vespa và Honda móc nhau nằm giữa lộ.
Vinh hỏi: Mở Dịch xem biết xe nào lỗi không?
Đáp: Xe to lớn (Thuần Kiền) tức xe Vespa, nó chạy đúng luật (Lý). Vậy xe Honda lỗi.
05- Thuần Kiền – Đại Hữu.
Anh Hướng nói: Ngộ ghê, một người khách mua hàng tôi thối họ 38.000đ, lát sau người khách khác đến mua hàng tôi vừa thối họ 83.000đ thì anh vừa đến.
Hỏi anh: Dựng số nào đây?
Đáp: Số nào cũng chính yếu (Thuần Kiền) cả. Cả hai (Thuần) cùng chính yếu.
Vì Dịch: chính thức – tiền bạc.
Tuy vậy 83 > 38 nó mang nghĩa Đại Hữu.
– Chiều đài Sông Bé xổ: 4483
– Còn đài Vĩnh Long xổ: 838
83 đài gần, 38 kém hơn xổ đài xa.
05- Thuần Kiền – Đại Hữu.
Trong 03 người đàn ông này, 02 người đang ngồi chơi cờ tướng. Còn người đàn ông khỏe mạnh cao ráo ngồi án cửa ra vào.
Hỏi: Ai là ba tôi?
Đáp: Người khỏe mạnh cao ráo – mập mạp là ba anh.
Ă/ THUẦN KHÔN:
01- Thuần Khôn – Sư – Thanh Long.
Năm Ất Hợi 1995, ngày Nhâm Thìn 04/08 giờ Mùi.
Cô Sáu Dung sút tay làm rớt cọc tiền rơi vãi xuống đất.
Định hỏi: Tại sao giờ nhu-thuận lại rơi rớt?
Đáp: Tiền nắm trong tay (đã nhu thuận) thành 01 bó (Sư – Thanh Long).
Các ngón tay (Khôn) lo kềm hãm (Khảm) cọc tiền, động tức sút tay.
Tiền bạc (Khôn) một cọc (Sư) rơi vãi xuống đất (Khôn).
Giấy bạc (Khôn – Thanh Long) 01 bó (Sư).
Giấy bạc – một cọc động.
02- Thuần Khôn – Sư.
Năm Mậu Thìn 1988, ngày Quý Sửu 14/05 (thứ hai 27/06/1988) giờ Mùi.
Bé Phương (cháu Thầy Mì) loay hoay làm đứt gáy sách, nó sút rời ra và rớt xuống đất . Nó vừa lượm vừa sắp xếp lại theo số trang. Tựa quyển sách 158 bài cổ tích.
Hỏi: Nội dung quyển sách nói gì?
Đáp: Rèn đạo đức, âm đức (Thuần Khôn) cho giới trẻ (Sư).
Chiều đài Thành Phố xổ 158 đuôi lô.
03- Thuần Khôn – Dự.
Anh Sinh rủ tôi lên Tân Định (Bình Dương) để ký hợp đồng mướn 110 mẫu đất rừng ở đó, mướn 70 năm – giá 210.000 USD.
Anh hỏi: Trồng hết rừng hay trồng cây vườn có lợi?
Đáp: Thuần Khôn là cả hai cây vườn và cây rừng. Cây rừng còn lại (Thuần Khôn) giữ gìn (Dự) y nguyên.
Còn cây vườn (Thuần Khôn) nên trồng loại lâu năm (Dự).
Hỏi: Lát nữa họ có bằng lòng ký hợp đồng không? (cấp huyện).
Đáp: Họ bằng lòng (Thuần Khôn) vui vẻ (Dự).
Cây rừng (Thuần Khôn) lâu năm (Dự).
Thầm nghĩ: Anh Sinh thua cuộc.
Ba năm sau anh Sinh quay về Canada.
04- Thuần Khôn – Dự.
Hưng thợ may đang thất nghiệp, nghỉ học Dịch đã hai tháng nay; vợ đang mang bầu, đang nợ tiền mướn nhà 03 tháng nay……
Hưng cùng vợ đến biếu tôi 02kg chôm chôm và 01 cây thuốc Jet.
Tôi chua xót vì cảnh tình của đệ tử thật thà hiền hậu và tình nghĩa mà đang lâm cảnh éo le. Bèn thầm nghĩ: Quà mua biếu hay có sẵn?
Dịch nói: Thuốc lá (Thuần Khôn) để dành (Dự) đem biếu.
Tôi nói: Em đang nghèo quá biếu Thầy làm gì?
Hưng nói: Tháng trước em sửa bộ veston cho ông hàng xóm, ông biếu cho cây thuốc này, nay sực nhớ ngày sinh nhật của Thầy em biếu Thầy.
Tôi nói: Em có đồ để dành (Dự). Em sẽ gặp sự vui đẹp (Dự).
Hai tháng sau được biết có người bỏ vốn cùng Hưng mở tiệm may ở đường Cộng Hòa – Tân Bình.
05- Thuần Khôn – Bác.
Tôi cùng bác Nhâm đi chợ Bà Chiểu. Bác Nhâm chê thịt bò gì mà đen sậm và nghi là thịt trâu.
Bác Nhâm nói: Tôi học Dịch dốt, nhưng cũng hiểu: Thuần Khôn là thịt trâu.
Bác mỉa tôi làm gì, sách Mai Hoa nói: Khôn lão mẫu bụng trâu.
Bác Nhâm nói: Mai Hoa hay thiệt!
Đến đầu này có hàng bán thịt bò tươi rói, bác Nhâm mua.
Bà bán hàng cho biết 10 quầy hết 08 quầy bán thịt trâu, vì rẻ hơn bò nên cũng bán chạy hàng lắm. Nhưng quá sậm là trâu bịnh.
Thịt trâu sậm quá (Thuần Khôn – hào lục) là thịt trâu bịnh (Bác). Không (Bác) mua (Thuần Khôn) là phải.
06- Thuần Khôn – Bác.
Hiếu nói với Quý.
Ủa! cô ta mới lấy chồng nửa năm nay, sao bị chồng bỏ nhanh thế.
Quý nói: Tôi nghe ngược lại là cô ta bỏ chồng đấy!
Hiếu nói: Thầy mở Dịch xem hư thực ai bỏ ai?
Đáp: Bà vợ (Thuần Khôn) bỏ chồng (Bác).
Hiếu nói: Là vợ (Thuần Khôn) bị chồng bỏ (Bác) được không?
Đáp: Được với điều kiện có tình lý.
Bằng như không có tình lý thì: vợ (Thuần Khôn) bỏ chồng (Bác) là đủ ý nghĩa.
Dịch Lý Sĩ XUÂN PHONG
Biên Soạn CAO THANH