I – LÝ GIẢI:

00 – Bên trên động (thượng chấn), bên dưới thuận (hạ tốn); vậy là đạo phu xướng phụ tùy hoặc phụ xướng phu tùy.

Trường cửu đạo nghĩa chi tượng.
Đạo vợ chồng bền vững keo sơn.

Người trưởng nam trưởng thành (Chấn) đến cầu hôn, người trưởng nữ trưởng thành (Tốn) ưng thuận.
Cha mẹ bên trên khởi xướng (thượng Chấn động) con cái bên dưới ưng thuận nhập tâm (Tốn hạ). Là Đạo Cha con lâu bền, bền vững.

01– Mỗi hành động, hành vi (Chấn) đều ăn khớp (Tốn) là tính bền vững lâu dài, là đạo thường hằng.

02– Hành động đúng (Chấn) được nhập tâm (Tốn): Tình nghĩa keo sơn.
Hành động sai (Chấn) được nhập tâm (Tốn): Ngoan cố bảo thủ.

03– Ngoài tiền tuyến hăng say đánh giặc (ngoại Chấn) ở hậu phương thuận lòng hưởng ứng (nội Tốn): Quốc gia ấy trường tồn.

04– Thuận (Tốn) theo thời, theo thế, theo việc mà Động (Chấn). Cái Động ấy bền vững, cái động già dặn, lão luyện, đầy kinh nghiệm.

05– Hằng so sánh với Hàm

 

06– Hằng so sánh với Ích

II- BIẾN THÔNG DANH Ý TƯỢNG: HẰNG.

Phạm vi tình nghĩa: vợ chồng, cha con, thâm tình, thâm giao, cố tri, tình nghĩa bền lâu; lưu niệm …….
Phạm vi đức tính: thông lệ, lệ thường, thói quen, tập tục, tập quán, hoài cổ, cố tật, quen tật, quen mùi, ngựa quen đường cũ, cổ tích, cổ lỗ sĩ, ngoan cố ……
Phạm vi vật thể: bền bỉ, dẻo dai, cứng bền, kiểu cổ, đồ cổ, bảo tàng……..
Phạm vi trí tri y: quy ước, ước lệ, ôn luyện, cố nhân ……
Phạm vi không thời: dĩ vãng, chuyện đời xưa, xóm cũ, ôn cố tri tân, chậm chạp, lù đù, còn lâu, nọa tính, quán tính, dai dẳng …….
III- ĐẠO LÝ CỦA HẰNG: (VŨ TRỤ ĐẠO).

Hằng là mãi-mãi, là thường hằng. Trời Đất muôn loài Biến Hóa mãi mãi là Đạo Thường Hằng, là chân lý trường tồn. Làm sao chối bỏ được?
Đã, đang và sẽ mãi mãi chỉ là Đạo thường hằng Biến Hóa. Đạo Hằng.

Không có Đạo Hằng hóa ra không có ân sâu nghĩa nặng lâu bền sao? Không có Đạo cha con, Đạo vợ chồng? rất vô lý khi mất Đạo Hằng.

Mặt trời, mặt trăng, địa cầu, hành tinh thường hằng theo quỹ đạo của nó nhờ có Đạo Hằng.

Không có Đạo Hằng làm sao có Hằng số, Định lý, Định luật đều là Hằng.

Không có Đạo Hằng, vũ trụ bấp bênh không có trường tồn?

Nhờ có Đạo Hằng ta mới có dịp ôn cố tri tân. Không có Đạo Hằng làm sao nhớ được cái cũ để biết cái mới? cũ quan trọng mà quên thì làm sao tiến bộ, cũ sai lầm mà quên làm sao ăn năn hối cải?
Giữ cái cũ hay để tiến bộ.
Bỏ cái cũ sai để tiến bộ.

Nhờ có lý Hằng nên Kinh Dịch phán quyết:

Dịch Biến Dịch dã.
Biến dịch bất dịch dã.
Chính thị là Lý Hằng.

IV- SỰ LÝ TIÊU BIỂU:

 

V- Ý TƯỢNG VẬN HÀNH:

  • Ta được quen tay (trăm hay không bằng tay quen).
  • Ta bị quen miệng (quen nói chuyện thiếu văn hóa).
  • Ta rèn người quen thói của Thánh hiền (giảng đạo).
  • Ta rèn cho người hủ tục u mê (bắt người quen thói hủ tục).

VI- ỨNG DỤNG Ý DỊCH: HẰNG.

  • Kẻ bề trên (thượng tượng) có hành vi, hành động thường hằng mẫu mực (Chấn) thì bên dưới (hạ tượng) tự nguyện tâm nguyện (Tốn) noi theo. Công cuộc vô cùng bền vững.
  • Kẻ bề trên hành động càn quấy (Chấn thượng). Bên dưới vờ thuận
    (Tốn hạ) và uẩn ức trong lòng, giấu giếm trong lòng (hạ Tốn) mọi việc sẽ ngoan cố ù lì, công việc chậm hơn rùa (Hằng), nặng nề chậm chạp.
  • Theo thời thế mà Động nhập cuộc.
  • Đã có nội ứng (Tốn) ngoại Động nhập dễ dàng (Chấn)
  • Nghề đồ cổ, chuyện cổ tích, lịch sử …… đắc thời.
  • Làm theo thường hằng ít sái quấy.

VII- VÀI BÀI THỰC TẬP TIÊN ĐOÁN:

01. Giờ Hằng – Đại Tráng – Câu Trần.
Có ba bức tranh cổ đem đấu giá. Hai bức treo bên dưới, một bức treo ở trên.
Hỏi: Bức tranh cổ nào cao giá?
Đáp: Bức tranh cổ – trên cao – cao giá. Câu Trần: đồ cổ.

02. Giờ Hằng – Đại Tráng – Câu Trần.
Một người cao và một người thấp trạc tuổi nhau.
Hỏi: Người nào cao tuổi hơn?
Đáp: Già hơn, cao tuổi hơn là người cao. Câu Trần: già, cao tuổi.

03. Giờ Hằng – Đại Tráng – Thanh Long.
Hai rổ đậu nành giống. Một rổ ở kệ dưới nhỏ, một rổ ở kệ trên to.
Hỏi: Rổ nào được gieo trồng trước?
Đáp: Rổ đậu nành (Thanh Long) giống già hơn ở trên kệ cao và là rổ to, nó được đem gieo trước.

04. Giờ Hằng – Giải – Thanh Long.
Hôm nay ba tôi đi đổi tiền Mỹ ra tiền Việt?
Hỏi: Bằng giá hôm qua hay cao hơn chút ít?
Đáp: Già giá cả hơn chút ít lúc đổi ra (Hơn được 1.000đ).
Thanh Long là giấy bạc.

05. Giờ Hằng – Giải – Huyền Vũ.
Hai chiếc tàu ra biển đánh bắt cá. Một tàu mới, một tàu cũ (cùng loại tàu).
Hỏi: Tàu nào bắt được cá nhiều?
Đáp: Tàu cũ ra khơi bắt được cá nhiều.
Hỏi: Tàu nào có người lão luyện về bắt cá?
Đáp: Tàu cũ có người lão luyện về bắt cá. Huyền Vũ là thủy.

06. Giờ Hằng – Giải – Chu Tước.
Số 33 và 45 số nào xổ ra trước.
Đáp: Hằng số 33 xổ trước. Chu Tước là văn số.

07. Giờ Hằng – Giải – Huyền Vũ.
Trời u ám chuẩn bị mưa, mây đen dầy kịt và giăng khắp nơi.
Hỏi: Mưa to hay nhỏ?
Đáp: Trời mưa to khắp nơi và mưa rất dai. Huyền Vũ là trời mưa.

08. Giờ Hằng – Đại Quá – Huyền Vũ.
Hồi sáng Thắng nói sẽ đi mua cái bồn chứa nước 2.000 lít. Bây giờ là 14g vẫn biệt tăm.
Anh nó hỏi: Nó có mua bồn nước ngày hôm nay không?
Đáp: Bồn nước (Huyền Vũ) bằng inox (Hằng) to (Đại Quá) sẽ được Thắng đem về trong ngày hôm nay.

09. Giờ Hằng – Đại Quá – Câu Trần.
Thầy Trung hứa soạn cho tôi báo tuổi trẻ cười cũ (mấy năm trước)
Hỏi: Thầy đã soạn xong chưa?
Đáp: Báo cũ (Hằng) quá xá (Đại Quá) đã được Thầy soạn xong (có cả các số báo 02 năm trước).