3. Tiến trình của Vũ Trụ
Theo đà phát triển của Lý Dịch Vũ Trụ từ lúc không thấy hình đến khi thấy có hình hiện nay, đã trải qua các giai đoạn từ:
Giai đoạn |
Tiến trình của Vũ Trụ | Tên của các giai đoạn diễn tiến | |
1 | Khoảng không | Hoàn toàn không | Vô Toàn Vô |
2 | “ | Cùng cực trong khoảng không | Cực Vô |
3 | “ | Khởi đầu biến đổi | Thái Cực |
4 | “ | Có sự khác biệt | Lưỡng Nghi |
5 | “ | Khác biệt cộng hưởng | Tứ Tượng |
6 | “ | Khác biệt cộng hưởng và quân bình | Vận Hành |
7 | “ | Quân bình sinh hóa | Bát Quái |
8 | “ | Hệ thống hóa sinh | Lục thập tứ quái |
Tám giai đoạn tiến hóa này nằm trong phạm vi từ không đến có, trong cái không thể thấy bằng những giác quan của con người như tai, mắt và thần trí..… Vì vậy, để cụ thể hóa tiến trình của 8 giai đoạn thành hình Vũ Trụ, chúng ta tạm mượn hình 131 vòng tròn để diễn tả ý niệm Cực Tĩnh sinh Động, Cực Động sinh Tĩnh hầu có thể giúp thêm phương tiện cho mọi người theo dõi học tập dễ tiêm nhiễm vào tiềm thức của mình, cái lý manh nha biến động từ ở Cực Tĩnh (Vô Toàn Vô) sinh động, hoặc Cực Động thì trở lại Tĩnh..…
Trong phần diễn đạt, chúng ta sẽ mượn hình bóng năm yếu tố đầu tiên của lẽ quân bình tối thiểu, thay vì đặt cho các tên là Vô, Thái, Nghi, Tượng, Quái hoặc gán cho số 1, 2, 3, 4, 5 hoặc Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ hay Ta, sinh ra Ta, hại Ta, Ta hại, Ta sinh ..… hoặc có thể gán vào với muôn triệu hình thức khác nhau để suy tư, đo lường mọi sự biến động, để thấy được từng giai đoạn của mỗi sự diễn tiến trong cơ vi nhiệm nhặt qua Luật Âm Dương Vận Hành là Lý Tính siêu nhiên của thiên địa tuần hoàn như sau:
Vô, lấy hình bóng của Ngũ nguyên qua đến chữ Vô thứ 6 thì biến, sinh Thái, sinh Nghi, sinh Tượng, sinh Quái, đều là như thế đến rốt cùng thì Quái Trung Hữu Vô, bốn Vô này cùng với 6 chữ Vô trước hợp lại là 10 cũng đồng như Thái, Nghi, Tượng, Quái vậy.
Kể từ hình (12) ta vẫn giữ theo phương thức Cực thì biến, luôn luôn ở đạo thứ 5 nghĩa là từ hình số (12) thì chữ Vô chiếm trung, đến hình số (16) thì chữ Thái chiếm trung, đổi ngôi Vô, rồi đến hình (20) thì Nghi chiếm trung, đổi ngôi Thái..… ý niệm rằng: Vô ở giữa là trong tình thế Tĩnh chỉ rõ sự Tĩnh ở trong tình thế manh nha Động là trái lại Thái, Nghi, Tượng, Quái, Động ở trong nguyên toàn Tĩnh của Vô.
Cứ như vậy, đều chưa có huyền diệu, nhiệm mầu, cho nên đến Thái cũng Tĩnh rồi Nghi cũng Tĩnh mà manh nha Động, vẫn giữ Lý Cực Tĩnh sinh Động và Cực Động sinh Tĩnh ấy.
Trên đồ hình cho ta thấy Vô, Thái, Nghi, Tượng, Quái chỉ lưu hành theo phía Hữu của ta, đến hình số (31) là nghĩa Cực hữu hành rồi mới biến.
Từ hình (32) thì Vô lại khởi đầu chiếm trung như trước và Tả hành tức là Vô, Thái, Nghi, Tượng, Quái đi về phía Tả của ta. Dù vậy, nó cũng vẫn còn động ở trong tình thế Tĩnh và Tĩnh trong tình thế Động; như thế, nghĩa là chưa có gì hết. Ta thấy rõ như là 5 Đạo Vô, Thái, Nghi, Tượng, Quái ấy chưa liên kết, chưa thành diệu lực nhưng bắt đầu thấy được sự mầu nhiệm:
Ngũ hành
Bát Quái
64 Quái
(3): Nhìn vào các hình vẽ, chúng ta thấy 5 chữ Vô, Thái, Nghi, Tượng, Quái luân chuyển theo các chiều thuận và nghịch. Do đó mà ý niệm được là có Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Ngũ Hành, còn Bát Quái và 64 Quái thì luân lưu ẩn lý ở trong vậy.
Từ hình thứ 52 thì sự mầu nhiệm đã thấy rõ hơn, cơ Tạo Hóa mới nứt ra, ta mới dám tin tưởng bao nhiêu hỗn độn từ cõi âm u tịch mịch như đã đến lúc sẽ an bài.
Kể từ hình số 2 (nội) đến hình số 51 thì ví như chưa thành sự ngưng tụ hay tích lũy hoặc là nói chưa thành tự hữu (hay sơ hữu).
Kể từ hình 52 là nguyên tự hữu bất biến, hằng có đời đời, vô thủy, vô chung là ở đó, vô thanh vô sắc tức là từ vô đến sơ hữu, là cái có của không chớ không phải cái có riêng biệt mà chính là cái có khắp mọi nơi.
Người đời luận về cái có ấy qua hai chiều hướng:
-
Luận về biệt dạng (Cực Vô) tức là luận trở về cõi không nguyên, thích nghĩa là Trời, Tạo Hóa..… là ý muốn nói đến cái sơ hữu Vô Toàn Vô, tức là cái có của không không. Cho nên, là khắp mọi nơi vô thanh, vô sắc, vì nó như vậy nên là mầu nhiệm và huyền diệu và là hằng có đời đời, kiếp kiếp, không tưởng, không hủy hoại.
-
Luận về hữu dạng thì hoàn toàn do tai, mắt và thần trí kèm theo sự chiêm nghiệm của chính con người, mượn lời để diễn lý, tức là có âm thanh, có lý trí mà thích nghĩa là khí: nguyên khí, khinh khí..… là ý muốn nói đến cái tinh vi của hữu cơ thấy, nghe, làm được, hiểu được một phần nào trong đó có hủy hoại.
Kể từ hình thứ 52 thì có thể ví như uyên nguyên qua tư hữu. Từ hình thứ 52 có thể ví như là Thái Cực (Vô Cực hữu Thái Cực). Thái Cực có sinh trưởng cho đến hình thứ 91.
Nếu đem ví nó theo phạm vi của khí thì đó là âm khí. Ấy vậy, từ Âm có sinh trưởng được ví là Dương (Lưỡng Nghi: Âm Dương). So với Vô Toàn Vô cũng như từ hình 52 đến hình 91 so với 50 hình trước thì 50 hình trước năm chữ Vô, Thái, Nghi, Tượng, Quái còn ở trạng thái chưa liên kết, luật động biến hãy còn ngờ vực, chỉ thấy được sự động manh nha, tức là động còn ở trong tình thế tĩnh, chưa có sự liên động. Nhưng từ hình 52, 53, 54 trở đi thì không còn ngờ vực nữa.
Ta xét theo trên hình đồ thì như là huyền cơ Tạo Hóa đã khởi cửa Trời khai mở rõ (đây nói rõ là cái rõ của cõi Âm), là cõi Âm khởi có sinh trưởng tại thượng: Thượng khởi Âm.
Hình thứ 52, 53, 54 cho ta thấy rõ sự liên kết của Vô, Thái, Nghi, Tượng, Quái nghĩa là Vô, Thái, Nghi, Tượng, Quái di động đều theo liền với nhau.
Khởi đầu hình 52 là Vô chiếm trung, qua hình 53 thì Quái chiếm trung, hình 54 thì Tượng chiếm trung, rồi hình 55 thì Nghi chiếm trung… Tóm lại, chỉ còn cái động theo Vô, như nói lên cái sơ hữu đứng ở trong Vô, chứ không có chỗ khác để đứng.
Tất cả đều theo Vô mà động, tức là Vô chi phối tất cả: Vô thoát ra thì Quái theo vào, Quái thoát ra thì Tượng theo vào, Tượng thoát ra thì Nghi theo vào trung cung ấy.
Từ đây, ban cho chúng ta được một ý niệm vững chắc là Vô và sơ hữu tự làm căn bản cho nhau đến vô tận.
Từ hình thứ 52 là lúc Âm mới có liên kết. Sự liên kết này trên hình đồ cho ta thấy được đầu trót theo Vô mà động.
Vô thoát ra cửa nào thì rắc kéo theo đó là Thái, Nghi, Tượng, Quái hoặc trái lại là Quái, Tượng, Nghi, Thái. Sự luân lưu như thế cho ta ý niệm là sự huyền diệu, siêu nhiên sẽ rộng mở:
Vô thoát ra ở cửa Hữu
Thì Quái ở cửa Tả theo vào
Vô thoát ra ở cửa Tả
Thì Quái ở cửa Hữu theo vào chiếm trung,
rồi kế đó Thái thoát ra thì Nghi theo hoặc Tượng theo vào trung cung (một vào, một ra) do lý lẽ đó, ta thấy năm Đạo vận hành có cái cơ ấy, là muốn cho người sau ghi nhớ cái lý manh nha đó, nên được gọi là Ngũ Hành. Như vậy thì lý Ngũ Hành đã rõ từ đây.
Ngũ Hành khởi từ lúc mới có sự sinh trưởng của Âm, tức là từ hình đồ 52, 53. Nếu suy cho tận cùng kỳ lý thì Ngũ Hành đã có trong trạng thái lờ mờ, từ khi khởi lẽ quân bình tối thiểu là một mà hai, một mà ba, rồi một mà có năm. Như thế, cơ vi quân bình tối thiểu là nguồn cội, là gốc phát sinh vạn hữu vậy.
Sở dĩ người đời trước không truyền cho hậu thế muôn triệu hành mà chỉ nói có Ngũ Hành là ý nói cho rõ gốc sinh ra vạn hữu. Đó là truyền Lý từ ở gốc ra, mà không truyền từ ở ngọn vào.
Học từ ở gốc thì học một biết muôn trùng. Còn học từ ở ngọn thì học muôn trùng mà có biết được cái gốc của muôn trùng hay không ? Nhất định ắt là rờ ngọn mà tưởng là gốc.
Lại nói về hình thứ 52, ta soát lại thấy Vô chiếm trung mà Thái Cực ở tại Thượng, khởi đi về phía Hữu của ta. Cứ luân lưu cho đến hình thứ 92 ta mới thấy được cái lý Thượng khởi Âm, Hạ khởi Dương, chỉ có ý nghĩa là trên đi thì xuống, dưới đi thì lên. Từ hình 52, nhìn vào cửa mở thì thấy có 10 hình, tức là đến hình thứ 62 thì cửa liền trở qua phương NAM, được 20 hình, đến hình thứ 82 thì cửa mở ở phương TÂY cho đến hình thứ 101, qua đến hình 102 thì cửa mở ở phương BẮC cho đến hình thứ 121 ; từ hình 122 cửa trở về phương ĐÔNG, hợp với 10 hình trước thì cũng đủ 20 hình.
Đến đây cơ Tạo Hóa đã thật sự hằng có đời đời là thật sự hằng biến động, không giây phút ngừng nghỉ, gọi là DỊCH mà cũng gọi là Trời vì lẽ đã mở đủ bốn phương.