Lò Tạo Hóa theo triết lý Kinh Dịch với cảm tưởng
Xuân Phong – Hồng Tử Uyên

  1. Thái Cực
  2. Lưỡng Nghi
  3. Tứ Tượng
  4. Bát Quái
  5. Thập Lục Quái
  6. Tam Thập Nhị Quái
  7. Lục Thập Tứ Quái

LỜI TỰA

Tập Dịch Lý Học này được soạn như là một tài liệu giáo khoa nhằm mục đích hướng dẫn các bạn học viên muốn nghiên cứu về hệ thống tiến hóa của Vũ Trụ và Vạn Vật, đỡ phần cam go, khó nhọc nên đã theo phương thức thông thường của con người là suy luận và diễn tả, để giải thích, với hoài vọng là sẽ giúp cho tất cả mọi người có 01 ý niệm đại lược về sự tương quan mật thiết giữa Vũ Trụ, con người và các sinh vật khác.

Tập Dịch Lý Học này, cũng còn là một nhịp cầu, nối liền giữa sự huyền vi và hiển hiện. Nền móng của nhịp cầu đã được dựng lên bằng các khí cụ, sẵn có trong mỗi con người như tai, mắt và thần trí. Mặc dầu, vẫn biết là các thứ ấy có tánh cách sai lầm, nhưng chúng ta ai cũng đều phải dùng nó làm chìa khóa để lần lượt mở tất cả các ổ khóa bí hiểm trong nhu cầu đời sống của con người. Vậy, khi các bạn gặp được tập sách này chúng tôi tin chắc rằng: các bạn sẽ nhờ đó mà tự mở được cánh cổng đầu tiên và đặt chân lên chiếc cầu nối liền giữa sự hiển hiện và huyền vi, không khó khăn.

Những danh từ, ký hiệu tượng trưng tiến trình của Vũ Trụ trong tập tài liệu này đều do trí óc của con người đặt ra như Vô Toàn Vô, Cực Vô, Thái Cực, Lưỡng Nghi (Âm Dương), Tứ Tượng vận hành, Bát Quái và Lục Thập Tứ Quái, chỉ là những danh từ để thuyết minh sự nhất lý giữa Vũ Trụ và chúng ta, cũng như trong chúng ta sâu kín và lặng lẽ. Thế nên, các danh từ ấy chỉ là từ chương của sách vở, mà sách thì viết không hết được lời. Lời thì diễn không hết được ý. Dầu vậy, chúng ta vẫn phải nhờ sách nhờ lời viết ra mới có thể khám phá được .

Khi đã thấu triệt được lời thì các bạn sẽ đến được mà hợp cùng Trời Đất, tiến hóa ở bất cứ thế hệ nào trong mọi tầng lớp và cũng có thể đem phổ biến, truyền bá cái đó trong thiên hạ, để tự mọi người, ai cũng có thể xác định cho mình một nhân sinh quan thích hợp với mọi thời đại.

 

Sàigòn, ngày mùng 09 tháng 10 năm Ất Tỵ
Tác giả
XUÂN PHONG và HỒNG TỬ UYÊN

dịch lý nhập môn

 

CÁCH ĐỌC SÁCH THEO PHƯƠNG PHÁP

CỦA KHOA DỊCH LÝ

 

Ước mong phương pháp này sẽ thích hợp cho các bạn ưa thắc mắc và phát minh.

(1) Đọc đại cương

Mục đích dễ hiểu:

  • Đọc dàn bài.
  • Đọc toàn quyển sách.

(2) Đọc chi tiết

Mục đích để nhập tâm:

  • Đọc kỹ từng chữ, đoạn.
  • Đọc lại nhiều lần một chữ, đoạn.
  • Đọc bằng cách “nhơi” để tiêu hóa, có thêm phát kiến mới.

(3) Trình bày các điều đã thu thập được

Mục đích để chứng tỏ trình độ tiến hóa của tư tưởng.

dịch lý nhập môn

 

Mục Lục Dịch Lý Nhập Môn

Nội dung
– Sơ đồ tiến hóa của Vũ Trụ
– Lời tựa
– Lời nói đầu
– Cách đọc sách theo phương pháp của khoa Dịch Lý
– Đại cương ………………………………………………………
1. Định nghĩa
2. Nguồn gốc
3. Tiến trình của Vũ Trụ
A- Lưỡng Nghi
     – Khởi thuận hành
     – Khởi nghịch hành
B- Tứ Tượng
     – Khởi hữu hành
     – Khởi tả hành
4. Ký hiệu của Âm Dương
5. Âm Dương với các thể hiện
– Lý số là gì?
– Hậu Thiên luận Tiên Thiên
– Tiên Thiên Triết Lý và Lý Số Học
– Đại khái về Động Tĩnh công thức …………………
a/- Động Tĩnh Công Thức Bất Thường
b/- Động Tĩnh Công Thức Hữu Thường
– Phép lập Quái
– Phép an Dịch Tượng
– Phép lập Hộ Quái
– Phép lập Biến Quái
– Phép tìm hào động
– Tối cần về phép nói Dịch
– Quái Lý
– Lục hào lý sự
– Phép nói Dịch co giãn nặng nhẹ
– Nói Dịch do Đơn Quái
– Nói Dịch do Chính và Biến Quái
– Quái Lý liên Quan sơ giải
– Quái Nghĩa quan trọng về hào động
– Biến thông Thiên Địa tất yếu
– Thiên quan Thế giới đồ