1. ĐẶT TÊN LÀ GÌ?

Đi tìm một Danh từ để gán cho sự vật này là bàn, là núi, là rừng, là sông, là con người, là thú vật, là cỏ cây,.… hầu để ý thức sự cá biệt giữa Vạn Hữu. Việc làm đó được xem như bước Tiến Hóa của con người trong luật Tiến Hóa chung.

Vậy, Đặt Tên là gán ý nghĩa cho một sự vật, sự lý, neo một ý tưởng, một ý niệm sống động. Do đó, một vật được mang Tên (Hữu Danh) chỉ có giá trị giữa con người trong chúng ta, nó là một cuộc Tiến Hóa của con người về phương diện truyền thông tư tưởng, theo lối vẽ vời trong một dân tộc hoặc nhân loại (trường hợp qui ước Quốc tế).

Tóm lại, một danh từ hàm chứa một ngôn từ tương xứng. Tất nhiên, tùy sự Tiến Hóachung mà Ngôn từ cùng danh từ cũng có phạm vi và đời sống của nó, ngoài ra, giá trị của nó lại còn tùy theo con người, bởi mỗi con người hiểu danh từ khác nhau ở sự lý, nghĩa là một danh từ được nêu ra (bày ra), rồi lớn lên (được thường dùng); rồi lỗi thời (trở thành danh từ cổ); hoặc cùng một danh từ mà hai người hiểu khác nhau.

Khảo sát quá trình Tiến Hóa của Ngôn từ, thời danh từ chỉ là sự phối hợp Biến Hóatrong Ngôn ngữ (vẫn biến theo qui luật).

Tên, thật ra chỉ là sự phát âm cách-vật cải cách của âm thanh, âm thanh Tiến Hóa đến độ ghi dấu (ký hiệu), từ đó, phát ra chữ, ra văn, để làm qui ước cho mỗi Vận Hội. Cũng từ đó, con người bèn có sự học hỏi và viết lách (viết và đọc).

Dịch Lý học không khảo sát quá trình tiến hóa của danh từ, nhưng thắc mắc: Tại sao đã Đặt Tên cho vạn vật?

  1. TẠI SAO PHẢI ĐẶT TÊN?

Danh từ hay sự Đặt Tên do con người bày đặt ra. Để giải quyết vấn đề: “tại sao đã Đặt Tên cho mọi vật”. Ta cần nhớ rằng: sự Đặt Tên gồm có Ý thức, Ý tưởng, Ý định của con người, tất thảy bị mang danh, mang tánh và chỉ có ý nghĩa sao đó, riêng cho phạm vi con người. Nhưng tự chúng, tánh thật của chúng, cái tánh có mãi đang đi trong vòng tiến hóa muôn đời của chúng không thuộc ở danh tánh.

Tiến trình của ngôn từ, âm thanh, màu sắc, hình bóng sẽ chung hợp biến hóa một cách nội tại để trở thành “danh từ”. Còn tiến trình của chiều kích, số lượng, thời biến hóa thành ra số ký tự hay ký hiệu.

Từ căn cớ sinh động trên, ta tự hỏi: tại sao có sự Đặt Tên? tại sao đã Đặt Tên cho mọi vật?

Xin đáp: tại nhu cầu của con người thuộc về phát âm và vẽ vời mà con người bày đặt Tên Chữ viết, để cảm thông giữa con người chúng ta và cả nhu cầu sinh động.

Thật vậy, với ý thức rõ rệt là muốn tránh sự nhầm lẫn của nhu cầu, chẳng hạn nhu cầu của lửa khác nhu cầu của ăn uống.

Tất nhiên, nhu cầu tiến hóa thời danh từ tiến hóa theo. Nhu cầu uống nước tiến hóa thời danh từ nước sẽ mang tên: nước cam, nước chanh, rượu,.…

Nhưng chỉ có nhu cầu không chưa đủ. Người ta sẽ thắc mắc : tại sao cùng nằm nghỉ ngơi mà vật dung dưỡng có tên là giường, là bộ ván, là ghế bố,.… (thật ra, đối với Dịch lý chỉ có một lý về dung dưỡng). Vậy, cùng một nhu cầu, người ta lại bèn theo phép phân biệt để định danh khác nhau. Rốt lại, tại sự nhu cầu, tại sự phân biệt mà một vật đã được đặt một Tên để truyền thông tư tưởng. Dầu vậy, già lắm của sự trở thành Danh từ cũng chỉ có giá trị đến mức độ qui ước thôi. Danh từ được xem như bờ mốc, như chiếc neo ý tưởng, tư tưởng, thuộc về văn vẽ.

Danh từ gợi truyền tư tưởng, chớ nó không phải là chính thực tư tưởng. Danh từ đáng là dụng cụ truyền thông tư tưởng trong vận hội hiện nay cũng như đã qua.

Không có danh từ, con người vẫn suy tư, vẫn hiểu biết nhưng rất khó khăn trong việc truyền thông ý tưởng giữa chúng ta vậy.

  1. ĐẶT TÊN THEO MỘT LÝ NÀO?

Tại sao gọi tên là cây viết, cây thước, cây ổi, cây mít, tại sao?

Câu hỏi này tỏ ra ngớ ngẩn đối với những người mặc nhiên chấp nhận qui ước của tiền nhân hoặc đang bị ghì chặt, bị chết ngộp trong danh từ.

Đối với họ, mỗi danh từ có một ý nghĩa vĩnh viễn, họ luôn luôn có quan niệm thuộc về thiên kiến và chỉ có họ là đúng lý. Đối với họ, tiền nhân gọi vật này là cái bàn, ai gọi mặt gỗ có bốn chân ghép lại với nhau ở bên dưới thì không đúng đối với họ và lập tức cho kẻ ấy là người điên, nói khác đi, cái bàn mà gọi là gỗ, họ không muốn hiểu theo lối truy nguyên, vì chính họ không muốn biết, muốn hiểu.

Chúng ta đồng ý về sự Đặt Tên của tiền nhân với tánh cách một qui ước tiện lợi. Song đối với con nhà Dịch Lý con nhà truy nguyên sự thật, đi tìm Chân lý muôn đời thời cái gì cũng phải đạt sự hữu lý một cách tận cùng kỳ lý và vô tư. Phải biết lý do Vô lý, Hữu lý của sự Đặt Tên, dù là lý do của qui ước.

Vậy, tiền nhân đã định danh theo một nguyên lý nào? Cái của sự định danh là đã có Ý thức, Ý định, trước rồi mới định Danh trong phạm vi có so sánh, khi thành một danh từ là có Ý tưởng trong đó vậy.

Trước kia, lúc chưa đặt tên, cây ổi hay cây mận có đó và con người thời trước hiểu nó nhưng chưa gọi nó là gì cả. Ban ngày, ban đêm, nhìn biết có nó, con người có hiểu nó làm sao đó, nhưng vẫn không biết phải gọi nó ra sao cho hợp lý. Nó chẳng là Tên gì. Con người có Ý thức, hoặc quan sát, hoặc nhìn biết và nhận rằng:

Ví dụ: có một sự biến chuyển trôi qua, Trí Tri nhái lại sự kiện ấy, nghĩa là hiểu biết nó có đó và vậy đó, giống hệt tương đồng cho cả ngày và đêm.

Ghép cả NgàyĐêm lại thành một phạm vi rồi so sánh chúng, so sánh giữa NgàyĐêm. Con người bèn khám phá ra một cái gì hơi khác trong cái tương đồng về sự biến chuyển trôi qua giữa Ngày với Đêm. Cái hơi khác ấy là cường độ ánh sáng khác nhau. Ý thức cái hơi khác nhau về cường độ của ánh sáng mà hóa ra muốn Định Ý, Định Danhlà SÁNG, là TỐI.

SÁNG là sáng có so sánh với TỐI
TỐI là tối có so sánh với SÁNG

Nếu không so sánh trong một vòng biến chuyển, thì chính trong một vòng biến chuyển trôi qua đó, chúng ta cũng chẳng làm sao mà neo cho được ý tưởng MỘT mà HAI.

Một là cái tương đồng, là một vòng biến chuyển trôi qua, chung cho cả Ngày với Đêm.
Hai là hai cái giống mà hơi khác nhau, là cường độ sáng, tối khác nhau.

Một Hai là phạm vi hữu lý. Khi chưa biết phạm vi mà dám chấp nhận Tên, thật là mù quáng, là sai lầm, sai lầm ở chỗ chưa biết có lý hay không mà lại dám chấp nhận.

Một là tương đồng, là nhất lý. Hai là dị biệt, là khác nhau. Một mình sáng là vô lý, là không có ý nghĩa gì. Một mình tối là vô lý, là không có ý nghĩa gì. Vì lẽ người ta sẽ hỏi rằng : lấy gì mà cho thế đó là Tối, thế đó là Sáng? Tôi gọi là mờ, là tỏ, được không? Tôi gọi là âm, là dương được không? Ắt bạn chỉ còn trả lời bằng một lời than : Khổ quá! chấp nên làm chi cái thứ danh từ, cái danh này ban nghĩa cho cái danh kia, thành ra cả hai đều có lý, đều có ý nghĩa lẫn cho nhau. Vậy chúng tự làm căn bản cho nhau theo qui ước của con người, chớ thật ra tự chúng không có Tên đó.

Vậy, gọi là Sáng là cường độ sáng đang trưởng, đang lớn, đang nổi bật mà ẩn hiện bên trong cái sáng là Tối, đang tiêu, đang mờ nhạt ở trong. Còn gọi là Tối là bóng tối đang trưởng, đang lớn, đang nổi bật mà ánh sáng đang ẩn, đang tiêu, đang mờ nhạt ở trong.

Rốt lại, sẽ có ý nghĩa và được gọi là ban ngày khi có so sánh với ban đêm, và ngược lại đêm có so với ngày, cả hai chỉ là trong một vòng biến chuyển. Nhưng đôi khi so sánh quá nhanh do Thần Thức điều khiển đến nỗi ta không dè chính ta đã so sánh rồi.

Ví dụ: bảo rằng lửa nóng là đã ý thức phạm vi giữa nước và lửa mà da thịt ta bẩm thụ hoặc va chạm, so sánh rồi cho là nóng. Sự chấp nhận này quá nhanh, quá tinh vi của Thần Thức, tuy vậy vẫn hằng sai lầm.

Cái lý của sự Đặt Tên tỏ rõ tính chất LÝ SỰ của sự vật và nó hòa hợp đồng điều với sự định ý của ta, con người.

Cái định danh diễn tiến như sau :

  • Trước khi một vật có Tên, thời có việc ý thức, định ý của ta đối với vật gì đó, rồi bỗng nhiên vật gì đó bị con người gán lên trên đó một danh tánh (danh từ), phủ lên nó một âm thanh (ngôn từ).
  • Đặt một phạm vi cho sự của một vật nào đó rồi so sánh
  • So sánh cái hơi khác nhau trong một sự của một vật nào đó
  • của sự vật đủ sức làm bờ neo tạm, đối với việc ý thức, ý định của ta, để truyền thông tư tưởng, giữa chúng ta, con người
  • Theo Lý học, định danh là để cho rõ trong Dương có Âm, trong Âm có Dương. Như Đức ở trong Tính, Tính ở trong Tình .

Một ví dụ về sự Đặt Tên:

Lúc con tôi mới có hình dáng trong bụng mẹ nó (tức là cái bào thai), tôi bèn:

  • Ý thức mang máng về con tôi là trái hay gái, nghĩa là tôi hiểu tôi có con, nhưng chưa hiểu rõ rệt là trai hay gái.
Tôi biết: có con
chưa biết: trai hay gái
  • Khi mẹ nó thọ thai, tôi có phạm vi: con tôi là con người (đồng là con người)

Trai hay gái đều có chung một phạm vi con người

  1. So sánh cái hơi khác nhau trong một phạm vi đồng là con người : trai hay gái

TRAI………………..so lại…………………GÁI

  • Sau khi so sánh trai hay gái, và đã phù hợp với Định Ý trước kia, con trai sẽ mang Danh có tánh là Hoặc con gái sẽ mang Danh có tánh là gái với hình thể sao đó.

Chỉ có một bào thai, lúc nó có danh tánh trai, lúc lại có danh tánh gái. Vậy, TÊN là sao? Có nghĩa lý gì đối với con nhà học LÝ.

  1. GIÁ TRỊ CỦA SỰ ĐẶT TÊN

Hết thảy Vạn Hữu hiện có trong Vũ Trụ này, xưa kia vốn có KHÔNG TÊN. Không là Têngì cả, không có giàu Ý nghĩa như hiện nay.

Về sau, sự vật bị gán Tên, bị tra cứu tùy thuộc nhu cầu nhân loại đang tiến hóa trong vận hội, nghĩa là TênTính tùy thuộc vào Ý thức thời đại của con người. Ngoài ra, con người còn phân loại, định danh li ti để phân biệt, để ít lẫn lộn.

Rồi con người lại gán cho vật mang Tên này có lợi ích, còn vật mang Tên kia gây tai hại, thật ra Một nó là lợi hại (âm dương).

Một vật nối kết theo chuỗi Lý Một Hai và liên hệ chằng chịt với nhau. Sự Đặt Têncũng là sự tiến hóa từ HƯ đến NHƯ, từ Vô tư đến hóa Tư lự, xem ra như cũng có công dẫn dắt con người nắm được, hoặc nhìn rõ được sự phức tạp liên hệ của Vạn hữu. Sự Đặt Tên trở thành một nhu cầu và càng lúc càng phong phú. Một qui ước được mặc nhiên chấp nhận.

Giá trị của sự Đặt Tên tương tự giá trị của một Định đề trong toán học. Chấp nhận không gian 3 chiều mặc nhiên chấp nhận định đề Euclide, chấp nhận một danh từ là mặc nhiên chấp nhận một qui ước của tiền nhân hoặc của chúng ta con người.

Tuy nhiên, gò bó trong ý nghĩa hạn hẹp của một danh từ là điều tai hại cho chính bản thân mình trước tiên, vì sự thật trong muôn đời, muôn kiếp luôn có giá trị vượt khỏi ngôn từ, danh từ. Bám lấy danh từ như một phép màu, như một cái gì đúng là tự dấn mình vào con đường mê lầm, nghĩa là bắt đầu xa rời CHÂN LÝ, xa rời SỰ THẬT. Một khi danh từ được con người hiểu chết nghĩa thời nó đủ sức làm thoái hóa con người và khó tiến đến Đạo Cảm Thông Thiên Địa.

Người học Dịch Lý chỉ nhận những gì có LÝ muôn đời và mọi nơi.

Câu chuyện được gọi là chí lý, tối thiểu phải có hai: là cái giống mà hơi khác nhau. Ví dụ: ĐỨC TÍNH, Tính hiện mà Đức ẩn (Âm Dương). Chúng tự lại làm căn bản lẫn cho nhau trong cái NHẤT LÝ. Nói khác đi, chỉ có Một là vô lý ngay tức khắc. Vậy, phải có Hai: giống mà hơi khác nhau, để chúng tự ban cho nhau nghĩa , có , chính muôn đời.

Hiểu được nguyên lý định danh mới sử dụng danh từ có lợi và ít khi ngộ nhận một cách sơ đẳng như ta hằng thấy.

Của:      XUÂN PHONG

                                                                     Và             CAO THANH

Viết xong giờ: Hàm – Tụy